Site banner
Thứ bảy, 3. Tháng 5 2025 - 11:29

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

BẢN TIN TUYÊN TRUYỀN BỆNH DẠI

Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm chung cho người và động vật máu nóng có vú, trong đó chó là  con vật chủ yếu lây truyền bệnh Dại cho người. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, gây chết người. Người nếu bị chó mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn nhưng không đi tiêm vắc xin Dại kịp thời hoặc tiêm không đủ số mũi, khi đã lên cơn Dại chắc chắn sẽ chết vì bệnh Dại không có thuốc chữa.

Nhằm tăng cường quản lý đàn chó, mèo để phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn xã Tân Lợi Thạnh, Ủy ban nhân dân xã thông tin, tuyên truyền đến người dân một số nội dung sau:

1. Để phòng, tránh bệnh Dại, người dân cần chú ý

- Đăng ký nuôi chó, mèo với UBND cấp xã.

- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại hàng năm cho đàn chó, mèo nuôi.

- Không thả rông chó mèo; chó, mèo phải được nuôi nhốt trong khuôn viên gia đình; khi dắt chó ra đường, nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm.

- Báo ngay cho UBND cấp xã, cán bộ thú y, cán bộ y tế khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện của bệnh Dại như: chó thay đổi thói quen thường ngày, có biểu hiện thần kinh, hung dữ khác thường, chạy lung tung, hoảng loạn, cào cắn người và động vật khác; có biểu hiện vô tri, không nhận biết chủ; luôn thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước bọt, không nhai, không nuốt, mắt đỏ, sợ gió, sợ nước; sau vài ngày chó kiệt sức, bị liệt dần rồi chết.

- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng bệnh Dại kịp thời khi bị chó, mèo cắn.

2. Vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo luôn có bán tại các địa chỉ như: các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, Nhân viên thú y xã, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện hoặc Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật - Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

3. Xử lý vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống bệnh Dại trên chó, mèo

Căn cứ Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/11/2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nan, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Trường hợp không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

+ Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Trường hợp chó, mèo thả rông bị cơ quan quản lý có thẩm quyền phát hiện bắt giữ sau 48 giờ kể từ khi có thông báo cho người nuôi đến nhận, nếu không ai đến nhận thì xem như vô chủ và xử lý theo quy định.

Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm chung cho người và động vật máu nóng có vú, trong đó chó là  con vật chủ yếu lây truyền bệnh Dại cho người. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, gây chết người. Người nếu bị chó mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn nhưng không đi tiêm vắc xin Dại kịp thời hoặc tiêm không đủ số mũi, khi đã lên cơn Dại chắc chắn sẽ chết vì bệnh Dại không có thuốc chữa.

Nhằm tăng cường quản lý đàn chó, mèo để phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn xã Tân Lợi Thạnh, Ủy ban nhân dân xã thông tin, tuyên truyền đến người dân một số nội dung sau:

1. Để phòng, tránh bệnh Dại, người dân cần chú ý

- Đăng ký nuôi chó, mèo với UBND cấp xã.

- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại hàng năm cho đàn chó, mèo nuôi.

- Không thả rông chó mèo; chó, mèo phải được nuôi nhốt trong khuôn viên gia đình; khi dắt chó ra đường, nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm.

- Báo ngay cho UBND cấp xã, cán bộ thú y, cán bộ y tế khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện của bệnh Dại như: chó thay đổi thói quen thường ngày, có biểu hiện thần kinh, hung dữ khác thường, chạy lung tung, hoảng loạn, cào cắn người và động vật khác; có biểu hiện vô tri, không nhận biết chủ; luôn thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước bọt, không nhai, không nuốt, mắt đỏ, sợ gió, sợ nước; sau vài ngày chó kiệt sức, bị liệt dần rồi chết.

- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng bệnh Dại kịp thời khi bị chó, mèo cắn.

2. Vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo luôn có bán tại các địa chỉ như: các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, Nhân viên thú y xã, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện hoặc Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật - Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

3. Xử lý vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống bệnh Dại trên chó, mèo

Căn cứ Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/11/2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nan, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Trường hợp không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

+ Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Trường hợp chó, mèo thả rông bị cơ quan quản lý có thẩm quyền phát hiện bắt giữ sau 48 giờ kể từ khi có thông báo cho người nuôi đến nhận, nếu không ai đến nhận thì xem như vô chủ và xử lý theo quy định.

 

Sưu tầm